Skylink Media và những con số 'không tưởng'
Đó là những clip vui vẻ, hài hước và là những câu chuyện đầy xúc động và ấm áp được bạn đọc quan tâm trên Thanh Niên trong năm vừa qua. Họ là ai?Những clip một phụ huynh ở Đà Nẵng đón con gái lớp 5 tan học bỗng nhận về hàng chục triệu lượt thích trên mạng xã hội những tháng đầu năm 2024 vì phong cách... không đụng hàng. Đó là anh Phạm Thế Phương (48 tuổi) ngụ Q.Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), đón cô con gái Phạm Hồ Kim Hương (11 tuổi).Mặc đồ bộ sặc sỡ với họa tiết hoa lá giống… "khăn trải bàn", anh Phương tiến đến cổng trường tiểu học của cô con gái, mượn chiếc micro mà nhà trường dùng để thông báo cho học sinh khi có phụ huynh đến đón, nói to rõ: "Xin mời! Xin mời bạn Kim Hương, lớp 5/3 ra ngoài cổng có một người cha rất đẹp trai, đáng yêu và dễ thương đang đợi. Xin mời bạn Kim Hương ra ngoài cổng ạ!".Kim Hương từ trong trường nhanh chóng ra ngoài với biểu cảm đầy ngại ngùng khi thấy hành động của cha. Khoảnh khắc dễ thương của 2 cha con khiến người xem không khỏi phì cười. Clip nhận về hơn 6 triệu lượt xem cùng hàng chục ngàn lượt thích, bình luận và chia sẻ của cư dân mạng.Phía sau những clip đón con của anh Phương là câu chuyện đầy xúc động khi con gái Kim Hương của anh trước đó được phát hiện bị ung thư máu. Kể từ đó, vợ chồng anh luôn đồng hành cùng cô con gái trong hành trình vượt qua bệnh tật. Anh cho biết vì bệnh được phát hiện sớm cũng như tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, giờ đây sức khỏe của Kim Hương vẫn ổn định, dù phải dùng thuốc hằng ngày. “Vì muốn có nhiều kỷ niệm với con trong những ngày ấu thơ, cũng như lưu giữ lại những kỷ niệm đó, nên tôi mới làm những vui vẻ, hài hước, cho con vui. Ba con tôi quay clip trước cả khi con phát hiện bệnh. Tôi tin là những khoảnh khắc này, sau này khi con gái nhìn lại sẽ là những khoảnh khắc vô giá, không chỉ với con mà còn với ba mẹ”, anh chia sẻ thêm.Những hình ảnh người con trai U.50 Nguyễn Đức Thuận (48 tuổi), ngụ xã Ninh Nhất (TP.Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) chăm sóc cha ở tuổi gần đất xa trời đầy chu đáo khiến cư dân mạng rưng rưng, tấm tắc khen vì lòng hiếu thảo.Những clip cảnh ông Thuận tâm sự, trò chuyện cũng như chăm lo việc ăn uống, vệ sinh, gội đầu… cho cha, cụ Nguyễn Văn Hiền (86 tuổi), khiến nhiều người xúc động. Các clip cũng nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Người con cho biết sau cơn tai biến 5 năm trước, sức khỏe của cụ Hiền không còn tốt như xưa. Hiện tại, cụ phải nằm một chỗ, tinh thần không còn minh mẫn, lúc nhớ lúc quên, mọi sinh hoạt đều phải phụ thuộc vào con cháu. Mỗi ngày, ông Thuận cùng người thân chăm cho cụ từng miếng ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên ông không thấy mệt hay vất vả mà ngược lại vô cùng hạnh phúc vì được cận kề bên cha ở tuổi xế chiều.Chia sẻ các clip chăm sóc, trò chuyện cùng con trai mới 3 tháng tuổi bằng thơ tự sáng tác lên mạng xã hội, Nguyễn Ngọc Tiến (29 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) bất ngờ nổi tiếng khi nhận về hàng triệu lượt xem."Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe, lại vừa ngủ ngon/Biếng ăn đầy bụng chẳng còn/Tăng cường tiêu hóa giúp con ị đều/Cho con vận động thật nhiều/Chiều cao, cân nặng thẳng chiều đi lên/Ngủ nhiều quá cũng không nên/Khó tiêu trào ngược càng thêm nặng nề/Cho con thoải mái chơi đùa/Con vừa ăn khỏe lại vừa ngủ ngon…", một trong những bài thơ tự sáng tác của anh Tiến được nhiều phụ huynh thả "mưa tim".Nghe cha trò chuyện bằng những vần điệu vui tai, em bé tỏ ra hào hứng. Cư dân mạng dành lời khen cho cách chăm con "độc lạ" của phụ huynh này cũng như chúc bé Trọng Đại khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn."Tôi có niềm đam mê với văn chương, ngôn ngữ… nhưng từ trước tới nay chưa có dịp thể hiện. May sao khi có con, từ thực tế chăm con hằng ngày với nhiều trải nghiệm mới mẻ mà tôi có cảm hứng sáng tác thơ. Tôi nghĩ việc đọc thơ cho con nghe mỗi ngày cũng là cách để rèn cho con có tư duy tiếng Việt từ nhỏ. Điều tuyệt vời và may mắn là bé nhà tôi dễ chịu, thích nghe cha đọc thơ", anh hào hứng kể."Cuộc sống hằng ngày của Chang sau ngày mẹ mất…", dòng chú thích trên một tài khoản mạng xã hội của chị Hoàng Thị Thùy Trang (28 tuổi), tên thường gọi là Chang, ngụ H.Xuân Lộc, Đồng Nai khiến người xem xúc động.Theo đó, cô gái trẻ thường xuyên đăng tải những clip về cuộc sống thường nhật cùng cha. Sau ngày mẹ mất, cô gái thường xuyên chia sẻ nhiều clip về những khoảnh khắc của cuộc sống thường nhật như cùng cha nấu ăn, làm vườn, trò chuyện… nhận "mưa tim" từ cư dân mạng.Các clip của 2 cha con chị Trang nhận về hàng triệu lượt xem, bình luận và chia sẻ. Nhiều người bày tỏ sự yêu mến, xúc động trước tình cảm cha con ấm áp, dễ thương. Cũng có người nhớ về câu chuyện, kỷ niệm về cha mẹ, gia đình của mình.Vốn đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, chị Trang về nhà ở Đồng Nai sống kề cận bên cha để tiện chăm sóc sau ngày mẹ mất. Chị nói mình trân trọng từng khoảnh khắc bên cha. Đó là lý do chị quyết định quay lại và chia sẻ những khoảnh khắc về cuộc sống thường ngày của hai cha con lên mạng xã hội như để lưu giữ kỷ niệm.Những lợi thế khi chọn học nghề sau khi tốt nghiệp THCS
Con đường hoa vàng quỳnh liên nở rực dưới ánh nắng mặt trời. Hoa đơm thành từng chùm sum suê, cánh bông vàng tươi, đan xen với màu xanh mơn mởn của lá tạo nên khung cảnh thật đẹp mắt. Nhiều bạn trẻ chạy ngang qua con đường trong mùa hoa đang nở đã không khỏi thích thú.
Tài xế lái xe tải cháy ngùn ngụt tìm nhà dân nhờ chữa cháy
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng 2.2 (mùng 5 tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), nhiều người dân ở Hà Tĩnh đứng dọc hai bên QL1A đón xe rời quê, trở lại các tỉnh, thành làm việc.Khu vực người dân đứng đợi xe nhiều nhất là tại các ngã ba, ngã tư và cây xăng. Tại đây, nhiều người với lỉnh kỉnh đồ đạc, ngồi vạ vật chờ xe đến đón. Mặc dù không được phép đón khách dọc đường, song do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao sau Tết nên nhiều nhà xe vẫn bất chấp quy định để đón khách. Ngồi trước cây xăng nằm bên QL1A ở xã Thạch Long (H.Thạch Hà, Hà Tĩnh), ông Nguyễn Văn Ba (45 tuổi, ngụ tại xã Thạch Châu, H.Thạch Hà) cùng con trai khoảng 10 tuổi tỏ ra khá mệt mỏi khi chờ đợi cả tiếng đồng hồ nhưng xe khách đã đặt vé từ trước vẫn chưa tới đón. "Gia đình tôi đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Đắk Lắk. Năm nay, chỉ có tôi và con trai về quê ăn Tết. Khi bắt xe về quê, tôi đã đặt luôn vé khứ hồi nhằm tránh tình trạng không có xe để rời quê sau Tết. Giá vé đi lại ngày Tết cũng tăng hơn gấp đôi, ngày thường tôi đi chỉ có 600.000 đồng/vé thì giờ tăng lên 1,5 triệu đồng. Dù giá vé tăng cao nhưng tôi vẫn chấp nhận để kịp quay trở lại nơi làm việc", anh Ba nói.Ngoài bố con anh Ba, tại khu vực cây xăng ở xã Thạch Long cũng có rất nhiều người với đồ đạc lỉnh kỉnh ngồi chờ xe khách tới đón để trở lại các tỉnh, thành phía nam làm việc, học tập sau kỳ nghỉ Tết.Do lưu lượng phương tiện tăng cao sau Tết nên các xe di chuyển theo hướng Bắc - Nam qua Hà Tĩnh khá chậm, đây cũng là nguyên nhân khiến các xe khách không đúng giờ hẹn đến địa điểm đón khách.Ở chiều ngược lại, lượng người dân đứng đợi bắt xe dọc đường rời quê trở lại các tỉnh, thành phía bắc sau Tết có phần ít hơn. Lưu lượng phương tiện đi lại ở chiều này cũng ít hơn nên đường thông suốt, không bị ách tắc cục bộ.
Gặp mặt ngày cuối năm, người ta chào nhau bằng những lời hỏi thăm, "Khi nào về quê ăn Tết vậy?" - "Không biết nữa bây ơi, năm nay kinh tế khó khăn quá".Tết - từ bao giờ đã được "định giá" bằng lương thưởng hay những lo toan năm qua chẳng kiếm được bao nhiêu? Không ai biết chính xác câu trả lời, chỉ biết rằng đường về đón Tết với gia đình thêm xa hơn khi năm qua vẫn còn nhiều thử thách và lo toan.Trên những chuyến xe ngày cuối năm, dòng người rời thành phố tay xách nách mang trở về quê, ba-lô nặng quà cáp gửi biếu gia đình. Nhưng có những chiếc ba-lô cũng "nặng", mà nặng tấm lòng. Hỏi nhau rằng "Tết này không mang gì về sao?" rồi cười "ba má nói chỉ cần về với gia đình là vui rồi".Ngày Tết là vậy, để mỗi năm những người con xa xứ phải dặn nhau rằng, "Tết Nhất" là Tết được về với gia đình, được quây quần coi TV ngày xuân, trông nồi bánh chưng bánh tét mỗi năm mỗi ít nhưng bếp chưa bao giờ ngơi lửa. Thiếu tiền tài vật chất vẫn còn gia đình, nhưng thiếu gia đình, ngày Tết đâu còn trọn vẹn. Kỳ thực, quý giá chẳng ở đâu xa khi Tết chính là nhà.Thông điệp ý nghĩa ấy được gửi gắm trọn vẹn trong MV Điều giản đơn quý giá kết hợp giữa LG và nhạc sĩ Bùi Công Nam. Tái hiện trong MV là những câu chuyện quen thuộc của người Việt trước thềm năm mới, từ những trăn trở về một năm cũ đã qua cho đến bao tâm tư nghĩ suy khi một năm mới sắp tới.Những thông điệp của Điều giản đơn quý giá được truyền tải đơn giản, nhẹ nhàng nhưng trọn vẹn ý nghĩa thông qua định dạng animation, đưa người xem qua nhiều cung bậc cảm xúc và hàng vạn nghĩ suy với một câu hỏi xuyên suốt: Điều gì tạo nên một cái "Tết Nhất"? Câu trả lời chính là "Tết Nhà".Sau một năm đầy biến động, nhiều người nhận ra giá trị của ngày Tết chẳng ở đâu xa mà kỳ thực rất gần - là gia đình, là những người thân yêu đang chờ ta trở về ăn Tết. Qua MV, LG đã tái khẳng định ý nghĩa thực sự của ngày Tết: Là Tết Nhà với đông đủ các thành viên trong gia đình cùng xem chương trình truyền hình yêu thích. Hay sâu rộng hơn, đó chính là tình thân gia đình. Đây mới chính là điều ý nghĩa và thiêng liêng hơn mâm cao cỗ đầy hay tiền tài cao sang ngày Tết.MV Điều giản đơn quý giá còn dẫn dắt người xem đi qua những thành phố lớn với những khung cảnh đặc trưng từ Chợ Bến Thành (TP.HCM) đền Cầu Rồng (Đà Nẵng) hay chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Dù xa quê hay làm việc ở bất cứ đâu, Tết là cơ hội để mọi người con tụ họp về với gia đình và ngôi nhà thân yêu.Bên cạnh thông điệp ý nghĩa, MV mới của LG còn kể lại hành trình mang "Tết Nhà là Tết Nhất" đến nhiều gia đình khi trao tặng 40 chiếc TV cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình liệt sĩ, thương binh và những người có công với cách mạng tại các huyện Văn Yên, Lục Yên và Trấn Yên (tỉnh Yên Bái). Chương trình được LG phối hợp Quỹ Vì tầm vóc Việt và Báo Nông Thôn Ngày Nay triển khai để khích lệ tinh thần người dân và thắp sáng niềm hy vọng về một năm 2025 khởi sắc.Quây quần bên chiếc TV trong dịp Tết đã trở thành một thói quen của người Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Chiếc TV được xem như phương tiện kết nối các thành viên trong gia đình, góp phần tạo nên một không khí Tết rộn ràng, đầm ấm. "Tết Nhất" là khi cả nhà sum họp bên TV, chờ đón màn pháo hoa giao thừa và trao nhau những lời chúc xuân ý nghĩa.Hơn cả một sản phẩm âm nhạc, MV Điều giản đơn quý giá với thông điệp "Tết Nhà là Tết Nhất" chính là lời nhắc nhở về giá trị của ngày Tết: Là những phút giây sum vầy quý giá, là tình thân gia đình - những điều ý nghĩa và thiêng liêng hơn mâm cao cỗ đầy hay tiền tài cao sang.Tết này, hãy tận hưởng những khoảnh khắc trọn vẹn với TV LG, bởi "Tết Nhất" chính là khi ta có nhà kề cạnh. "Nhất" cũng là lời khẳng định vị thế hàng đầu của LG trong lĩnh vực công nghệ và điện tử tiêu dùng toàn cầu, đặc biệt với dòng sản phẩm TV OLED số 1 thế giới (Theo báo cáo từ Omdia, LG có 11 năm dẫn đầu về doanh số OLED từ 2013 - 2023) và những thiết bị chất lượng cao, không ngừng đổi mới.Xem ngay MV Tết 2025 Điều giản đơn quý giá từ LG tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=DmOc7T0zQ0Q
Lễ giỗ tổ Hùng Vương giáo dục học sinh điều gì?
Ngày 2.2, thông tin từ Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, số bệnh nhân nhập viện cấp cứu, điều trị trong hệ thống y tế dịp nghỉ tết Nguyên đán 2025 tăng cao so với dịp tết Nguyên đán 2024.Đáng chú ý, trong 7 ngày nghỉ tết Nguyên đán 2025 (từ 27 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 4 tết), có 27 người nhập viện cấp cứu, điều trị thương tích do nổ pháo gây ra, tăng 50% so với dịp nghỉ tết Nguyên đán 2024.Số người bị tai nạn giao thông phải nhập viện cấp cứu, chữa trị cũng tăng cao, khi có tới 564 người bị thương tích do tai nạn giao thông, tăng hơn 45% so với dịp nghỉ tết Nguyên đán 2024.Ngoài ra, số ca nhập viện do ngộ độc thực phẩm cũng tăng hơn 90% so với dịp tết Nguyên đán 2024. May mắn không có bệnh nhân nào trong tình trạng nguy kịch.Để đảm bảo công tác khám, chữa bệnh và ứng phó với các tình huống khẩn cấp xảy ra dịp tết Nguyên đán 2025, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trực cấp cứu 24/24 giờ, bố trí đầy đủ nhân lực, thuốc chữa bệnh.Sở Y tế Thanh Hóa cũng đưa ra dự báo những ngày sau dịp tết Nguyên đán 2025 số bệnh nhân nhập viện sẽ gia tăng nên các cơ sở y tế trên địa bàn đều đã có kế hoạch tiếp đón, chữa bệnh cho người dân.